Visa là một điểm rất quan trọng trong chuyến đi. Tuy nhiên, hầu hết các bạn chỉ quan tâm đến việc trượt hay đỗ chứ không mấy khi quan tâm đến lý do. Đôi khi những chi tiết tưởng nhỏ nhưng không được chuẩn bị kỹ hoặc không khớp với toàn bộ hồ sơ lại là lý do khiến Đại Sứ Quán không cấp visa cho bạn đấy. Mai Vi liệt kê một số điểm quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để các bạn lưu ý thêm nhé.
Việc xin visa là quá trình quan trọng và cần thiết để du lịch, làm việc hoặc học tập ở một quốc gia khác.
(Nguồn: Nataliya Vaitkevich)
1. Điền Form khai
Điền thông tin tờ khai và các giấy tờ kèm theo thật chính xác. Chỉ chút sai sót tưởng vô hại trong các giấy tờ này có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn đấy. Có bạn điền ngày xin nghỉ phép lệch 1 ngày với ngày đi du lịch và đã bị ĐSQ từ chối đấy.
2. Chứng minh tài chính
Hầu hết các ĐSQ đều yêu cầu chứng minh tài chính từ $5000 trở lên và mọi người thường khuyên bạn càng cho nhiều vào càng tốt. Tuy nhiên, không hẳn cứ nhiều là được cấp visa. Hãy nhớ là bạn phải giải thích hợp lý về số tiền này vì có những ĐSQ họ quan tâm đến cả nguồn gốc và độ hợp lý của số tiền. Nếu bạn có số tiền tiết kiệm lớn, hãy nộp kèm các giấy tờ chứng minh nguồn gốc như Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng Lao động, cộng tác viên,…
Ví dụ: ĐSQ Anh đã vài lần từ chối cấp visa cho khách hàng có rất nhiều tiền trong tài khoản với lý do mức lương và các khoản thu nhập khác nêu trong hồ sơ không thể tạo thành được số tiền tiết kiệm đó. Nếu bạn muốn làm visa Anh, hãy xem thêm về thủ tục làm visa Anh.
3. Phí & Lệ phí
Lệ phí nộp visa sẽ khác nhau tùy quốc gia. Hiện nay, nhiều nước thông qua đơn vị trung gian là TLS/ VFS/ BLS để nhận hồ sơ xin cấp visa của khách hàng, thay vì nhận trực tiếp ở ĐSQ như trước đây. Để đảm bảo có đủ thông tin, các bạn hết sức lưu ý đọc kỹ trên website của ĐSQ và cả đơn vị trung gian, nếu cần có thể gọi điện đến hỏi thêm. Có một số trường hợp, trên website của VFS/TLS chỉ thể hiện phí dịch vụ của đơn vị trung gian mà chưa bao gồm phí xin visa của ĐSQ.
Ví dụ điển hình: New Zealand, nếu xem trên VFS bạn chỉ thấy phí chưa đến $90, nhưng thực tế cộng cả phí ĐSQ lại là gần $200. Bạn muốn biết thêm thủ tục làm visa New Zealand, hãy xem ở đây.
4. Thời gian xét duyệt visa
Đây cũng là điểm cần tìm hiểu kỹ khi lên kế hoạch cho chuyến đi. Các quốc gia Châu Âu thường xét duyệt trong khoảng 1 tuần – 15 ngày từ khi bạn nộp đầy đủ hồ sơ. Tuy nhiên, có một số quốc gia như New Zealand, Úc, Canada lại có thời gian xét duyệt khá lâu, khoảng 3 tuần. Một yếu tố nữa cần tính đến là số lượng người nộp xin visa cùng thời điểm với bạn, lúc cao điểm thời gian trả kết quả sẽ lâu hơn giai đoạn thấp điểm nên bạn cần cân đối thời gian để kịp xin visa và đặt vé máy bay.
5. Vé máy bay
- Để xin visa, các bạn chỉ cần giữ chỗ vé máy bay theo chặng bạn định đi chứ không cần xuất nhé vì không có gì đảm bảo 100% là bạn sẽ đạt visa. Chính các ĐSQ cũng không khuyến khích các bạn mua vé trước đâu. Tuy nhiên, có một số ĐSQ (ví dụ như Ý) yêu cầu các bạn phải trình vé đã mua thật khi lên nhận kết quả đạt visa.
- Nếu muốn mua vé trước để được giá tốt, hãy chọn hãng hàng không có chính sách hoàn vé miễn phí nếu trượt.
Tips: Mai Vi có thể hỗ trợ bạn xuất vé trước để được giá tốt và hoàn vé miễn phí nếu không đạt visa với vé của Vietnam Airlines.
6. Hiệu lực visa
Mỗi cá nhân chỉ được có 1 loại hình visa có hiệu lực tại một thời điểm. Vì vậy, nếu bạn đang có visa du lịch mà nộp xin visa công tác thì lưu ý rằng visa du lịch đang có hiệu lực của bạn sẽ bị hủy.
7. Xin visa một nước, nhập cảnh một nước (với khối Schengen)
Câu hỏi này mình tin chắc là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn. Thông thường, bạn đến du lịch nước nào thì xin visa tại ĐSQ nước đó. Nếu bạn đi nhiều nước một lúc, bạn xin visa tại nước có thời gian lưu trú lâu nhất. Những trường hợp đi nước A nhưng xin visa tại nước B cho dễ Mai Vi đã gặp nhiều và cũng đã có nhiều bạn đi trót lọt, nhưng nói thật là khi hải quan làm chặt bạn hoàn toàn có thể không được nhập cảnh, và cả chuyến đi bị hủy chỉ vì chút làm ẩu ban đầu thì thật là không đáng.
8. Có được hoàn lại phí khi trượt visa?
Các ĐSQ sẽ không hoàn lại phí xin visa trong trường hợp bạn bị trượt. Riêng Nhật, nếu trượt thì ĐSQ sẽ hoàn lại 100% lệ phí. Tất nhiên, nếu bạn xin qua đại lý thì có thể vẫn một phần phí cho đại lý hoặc phí xuất thư mời. Nếu muốn làm visa Nhật, thủ tục chuẩn bị ở đây.
9. Khi nào nên nộp hồ sơ lại nếu bị trượt visa?
Trừ Nhật, không có nước nào đưa ra thời hạn nộp lại. Bạn có thể nộp khi nào bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và kỹ lưỡng. Với Nhật, bạn được nộp lại sau 6 tháng. Với Mỹ, bạn nộp lại được ngay nhưng lịch hẹn của bạn sẽ bị đẩy lại lâu hơn so với nộp mới. Tuy nhiên, điểm mấu chốt khi nộp lại là bạn phải bổ sung điểm gì đó làm hồ sơ của mình khác biệt và mạnh hơn với lần trước đó, nếu không thì khả năng đạt visa của bạn sẽ vẫn thấp.
Dù bạn tự xin hay qua dịch vụ, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ và chuẩn bị cẩn thận thì kể cả đã từng trượt, bạn vẫn có thể xin lại và đỗ chứ không phải không bao giờ đạt nữa.
Chúc các bạn xin visa suôn sẻ cho chuyến đi của mình nhé!
Liên hệ Mai Vi:
Tư vấn miễn phí trên kênh Youtube: các bạn có thắc mắc thì cứ comment, mình sẽ trả lời trong khả năng.
Liên hệ công việc: maivitravel@gmail.com
Liên hệ tư vấn visa, tour (dịch vụ trả phí): 0917259511